Hiển thị các bài đăng có nhãn da khô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn da khô. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

11 công thức điều trị các bệnh liên quan đến da khô

Tập hợp các công thức của chúng tôi hoàn thành khá nhanh nhờ vào những phương pháp chăm sóc da tại nhà mà chúng tôi đã thử nghiệm. Hiện giờ chúng tôi chất đầy nhà bếp và tủ lạnh những nguyên vật liệu tươi mới từ chợ nông sản. Chúng tôi muốn tận dụng tối đa những công dụng của trái cây và rau củ.
Chúng ta có tất cả 11 công thức tại nhà cho tất cả các vấn đề về da, từ da khô đến gót chân nứt nẻ. Những công thức này được đề xuất bởi chuyên gia dinh dưỡng và ẩm thực Peggy Kotsopoulos cùng chuyên gia chăm sóc sức đẹp kiêm nhà sáng lập Trung tâm sắc đẹp Orgo Rianna Loving.
1. Gàu
Nguyên liệu: 4 thìa canh dầu hạnh nhân, 1 thìa canh sữa chua và 2 thìa canh chuối nghiền nhuyễn.
Công thức: cho các nguyên liệu vào tô trộn đều rồi thoa lên da đầu kết hợp xoa bóp trong ít nhất 5 phút. Sau đó gội sạch.
Kotsopoulos nói rằng: “Dầu hạnh nhân chứa nhiều chất béo và vitamin E giúp thẩm thấu nhanh, dưỡng ẩm và cung cấp nước. Còn vitamin B giúp nuôi dưỡng da đầu, trong khi sữa chua cung cấp lactic acids giúp làm sạch và loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết cho da đầu.
2. Tóc bị bạc màu
Nguyên liệu: nước ép chanh, giấm trắng và dầu oliu
Công thức: sau khi gội đầu, hãy làm ướt tóc bằng hỗn hợp nước ấm và 3 thìa canh nước chanh và giấm trắng. Sau đó xả lại bằng nước sạch.
Loving giải thích rằng: “Nước chanh các công dụng làm trắng giúp phục hồi và làm sáng vùng tóc bị bạc màu, còn giấm trắng giúp hồi sinh những tế bào tóc bị hư hỏng.”
Khi tóc còn ướt, hãy thoa lên tóc 1 ít dầu oliu. Dầu oliu là nguyên chất là lý tưởng nhất. Nó giúp dưỡng ẩm, đặc biệt là vào mùa đông và những ngày ẩm ướt. Nó giàu calcium, vitamin E, K – những vitamin bạn thường tìm thấy ở rau củ có màu xanh đậm.
3. Tóc xơ
Nguyên liệu: dầu dừa
Công thức: Thoa một lượng nhỏ dầu dừa vào lòng bàn tay sau đó vuốt nhẹ từ đỉnh đầu trở xuống. Kotsopoutlos cho rằng chỉ cần một chút dưỡng ẩm có thể giúp phục hồi tóc chẻ ngọn và giữ mái tóc bóng mượt mà không bị nhờn dính.

11-cong-thuc-dieu-tri-cac-benh-lien-quan-den-da-kho

4. Khuỷu tay, gót chân bị nhám, gồ ghề
Nguyên liệu: trái sung tươi, dầu dừa đặc và đường.
Công thức: cho sung chín vào chén rồi nghiền nát. Thêm dầu dừa vào. Hỗn hợp này giúp tẩy da, vì hạt sung giúp rửa sạch và loại bỏ tế bào chết. Theo Loving, dầu dừa chứa nhiều dinh dưỡng và độ ẩm. Hãy đảm bảo dầu dừa không bị chảy. Nên đặt nó trong tủ lạnh nếu bạn muốn đông đặc nó lại vì nếu bạn muốn tăng cường tẩy da, hãy thêm vào 1 ít đường để tự tạo cho mình hỗn hợp lột da. Khi hỗn hợp này chạm vào da, nó sẽ tan chảy. Hãy thực hiện khi bạn đang tắm và cũng nên cẩn thận vì nó gây ra bề mặt trơn trượt.
5. Da khô, đóng vảy
Nguyên liệu: 1 nửa tách bí đỏ xay nhuyễn, 1 trái chuối, 1 phần tư tách sữa chua và 2 thìa canh hạt bí đỏ dạng bơ.
Công thức: trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau và thoa chúng lên mặt theo chiều vòng tròn. Chờ 20 phút rồi rửa sạch. Bí đỏ gồm nhiều vitamin A giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV; vitamin C giúp tăng cường sản xuất collagen và làm giảm vết nhăn; và kẽm giúp làm sáng, làm mềm và làm ẩm cho da. Và hạt bí đỏ có nhiều chất béo để giữ ẩm và kẽm giúp điều trị mụn cũng như làm mờ vết thâm.
6. Triệu chứng rosacea/da mẩn đỏ
Nguyên liệu: 1 phần tư tách lô hội (phần thịt bên trong) và 1 thìa canh nước chanh. Bạn có thể thêm 1 thìa canh tinh dầu hạt cây hắc mai.
Công thức: trộn các nguyên liệu lại với nhau và thoa vào vùng da bị mẩn đỏ. Tinh dầu hạt cây hắc mai giúp đối phó với nhiều bệnh về chẳng hạn như mụn và rosacea.
Kotsopoulos giải thích: “Lô hội được đánh giá cao ở tính kháng viêm và làm lành. Nó cực kỳ hữu ích trong việc điều trị hàm, vảy nến và rosacea. Chanh gồm malic acids giúp làm giảm các triệu chứng rosacea.
7. Phong thấp ở lòng bàn chân
Nguyên liệu: Bột soda làm bánh và giấm trắng.
Công thức: Loving nói rằng: “Bột soda làm bánh nổi tiếng về tác dụng khử mùi và thấm hút hơi ấm. Vì thế bạn có thể rắc một ít vào giày thể thao hoặc thoa nó lên bàn chân. Đồng thời, bạn hãy rửa chân thường xuyên và đừng quên lau khô vùng da giữa các ngón chân.”
Khoảng 3 đến 4 lần trong tuần, ngâm chân vào nước có pha giấm trắng. Giấm trắng giúp làm sạch và cân bằng lượng dầu trong da.
11-cong-thuc-dieu-tri-cac-benh-lien-quan-den-da-kho

8. Khô vùng da dưới mắt
Nguyên liệu: Dưa leo để lạnh và tinh dầu jojoba.
Công thức: đắp dưa leo thái mỏng để lạnh (không bị đông) lên mắt và chờ trong 15 phút. Theo lời Loving, dưa leo có thành phần kháng viêm tự nhiên và dưỡng ẩm, cùng với nhiều dạng vitamin B giúp tăng cường tuần hoàn máu. Sau đó thoa tinh dầu jojoba lên vùng da dưới mắt và để qua đêm. Loving nói rằng: “Tinh dầu jojoba giúp phục hồi làn da. Các loại dầu hữu dụng nhất khi sử dụng vào ban đêm khi bạn có thể thoa chúng lên da mà không sợ bị bóng nhờn. Ban đêm cũng là khoảng thời gian cơ thể hấp thụ, hình thành và phục hồi sự cân bằng tự nhiên của da”.
9. Da bị bong tróc xung quanh lông mày và mũi
Nguyên liệu: Táo, chanh và tinh dầu quả mơ.
Công thức: Ép lấy nước 1 quả táo chưa gọt vỏ. Thêm vào một ít nước chanh tươi và dùng miếng cotton thoa lên da theo chiều hướng lên và ra ngoài. Theo lời Kotsopoulos, táo và chanh hoạt động như chất tẩy tế bào chết. Táo cũng làm sáng và tăng cường hoạt động sản xuất collagen.
10. Khô môi
Nguyên liệu: Tinh dầu jojoba hoặc bơ cây shea.
Công thức: Thoa tinh dầu jojoba lên môi trước khi đi ngủ. Tinh dầu jojoba giúp làm ẩm da bằng hàm lượng vitamin E và kẽm cao. Nó cũng giàu đồng và iốt. Hoặc bạn có thể dùng bơ cây shea. Bơ cây shea lấy từ hạt cây shea mọc ở Tây Phi. Thành phần dưỡng ẩm tự nhiên trong nó được xem như một trong những liều thuốc tốt nhất dành cho da khô, nứt nẻ.
11-cong-thuc-dieu-tri-cac-benh-lien-quan-den-da-kho

11. Nứt da
Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất, nước ép lô hội và dầu oliu.
Công thức: Trộn các nguyên liệu lại với nhau. Thoa và xoa bóp hỗn hợp lên vùng biểu bì trong vòng 5 phút. Hãy đảm bảo bạn thực hiện 2 đến 3 lần mỗi tuần. Loving đề xuất lô hội vì nó giúp điều trị da nứt nẻ, nhiễm bệnh, vết xước và vết đứt.
LỜI KẾT
Da khô dẫn đến các vấn đề không đếm xuể. Tuy nhiên đừng hoảng hốt vì nguyên liệu để đối phó chúng có ngay trong gian bếp của bạn. Hãy làm theo và chữa trị đúng cách bạn nhé!

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KEM DƯỠNG DA VÀ HUYẾT THANH

Do số lượng các sản phẩm kem dưỡng da và huyết thanh  làm đẹp được bán trên thị trường một cách không kiểm soát và những lời tư vấn đôi khi không nhất quán với nhau làm rất nhiều các khách hàng cảm thấy bối rối khi chọn mua sản phẩm phù hợp với mình. Đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên giúp bạn tìm được sản phẩm thích hợp cho làn da của mình
1/ NÀO HÃY BẮT ĐẦU BỞI ĐIỀU ĐƠN GIẢN NHẤT- SỰ KHÁC BIỆT HUYẾT THANH VÀ KEM.

Kem dưỡng da xuất hiện rất lâu trong giới làm đẹp và là hình thức phổ biến nhất trong các dạng sản phẩm chăm sóc da. Kem thường được thực hiện bằng cách trộn dầu và nước. Các loại kem có xu hướng dưỡng ẩm da, và chỉ có một số ít các loại kem có thể giải quyết được các vấn đề về da.Tuy nhiên, tất cả các loại kem dưỡng da đều có chứa các thành phần hoạt động như Hyaluronic Acid, Vitamin E, và Q10. Nói chung, các loại kem phù hợp nhất cho loại da bình thường và khô. 

Huyết thanh là những sản phẩm chăm sóc da mới xuất hiện trong thời gian gần đây và đang được phát triển một cách rộng rãi. Huyết thanh thường ở dạng chất lỏng. Điều này làm cho chúng nhẹ và dễ dàng hấp thụ vào da. Huyết thanh được xây dựng để cung cấp các chất dinh dưỡng cho da tại chỗ như fullerene, Matryxl 3000, và m-Tranexamic Acid một cách hiệu quả nhất. Huyết thanh là sản phẩm tốt nếu như bạn muốn cung cấp các dưỡng chất vào da. Huyết thanh là một cách tập trung để có được thành phần quan trọng vào da. Huyết thanh có thể được sử dụng thường xuyên mà không cần lo lắng đến tác dụng phụ. Kể từ huyết thanh có xu hướng làm sáng tone màu xa và giữ nước thì chúng thích hợp cho hầu hết các loại da.
2/ ĐIỂM MẤU CHỐT: KHI NÀO CHÚNG TA NÊN DÙNG KEM? KHI NÀO CHÚNG TA NÊN DÙNG HUYẾT THANH
Các yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định xem bạn nên chọn một sản phẩm kem hay huyết thành là: loại da, thời tiết và môi trường sống của bạn.

Sản phẩm chăm sóc da là kem sẽ phù hợp cho những chị em có làn da khô vì thiếu độ ẩm, hoặc những phụ nữ sở hữu làn da dễ bị căng và bong tróc. Hãy tăng cường chăm sóc da với sản phẩm kem sẽ giúp bạn khôi phục lại độ ẩm cho da, chậm tiến trình thoát nước, tránh việc làn da bị khô và hạn chế xuất hiện các nếp nhăn
Những người có da hỗn hợp và những người sống ở đảo hoặc môi trường ẩm cũng có thể sử dụng kem để chăm sóc da,tuy nhiên các sản phẩm phải thay đổi theo mùa. Bạn có thể tăng cường những nỗ lực giúp dưỡng ẩm da đơn giản bằng cách áp dụng các sản phẩm kem với vùng da bị khô và bong tróc. Những người làm việc trong phòng máy lạnh cũng có thể tăng cường chăm sóc da với sản phẩm kem dựa để đảm bảo làn da không bị mất đi độ ẩm cần thiết.


Da dầu là loại da dễ bị mụn trứng cá  và có chu kỳ đổi mới tế bào da chậm. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm kem với hàm lượng dầu cao, nó có thể khiến các lỗ chân lông của bạn trở nên bị tắc nghẽn, do đó làm tăng sự xuất hiện của các loại mụn. Đối với những người có da dầu hoặc da mụn, chúng tôi khuyên bạn sử dụng huyết thanh dành cho da dầu giúp giữ lại độ ẩm cho da.

Mẹo cơ bản:

Bất kể bạn sử dụng huyết thanh hoặc các sản phẩm chăm sóc da dạng kem, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với các sản phẩm có tính tẩy nhẹ vì chúng thích hợp cho các loại, vừa giúp da hấp thụ được các dưỡng chất, vừa giữ được độ ẩm cần thiết cho làn da


Giờ đây bạn sẽ không phải băn khoăn khi sử dụng các sản phẩm kem hoặc huyết thanh nữa phải không nào? Hãy là người tiêu dùng thông minh, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức nhưng vấn có được làn da trắng hồng, mịn màng như mình mong muốn.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Sự khác nhau giữa da khô và da bị thiếu nước

Da khô và da bị thiếu nước trông có vẻ giống nhau nhưng thật ra chúng khá khác biệt. Chúng ta thường lầm da khô và da bị mất nước. Nguyên nhân dẫn đến 2 tình trạng da trên hoàn toàn khác nhau. Ở bài viết này bạn có thể phân biệt giữa 2 loại da. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ được cung cấp các thông tin về cách chăm sóc 2 loại tình trạng trên.
1. Da khô
  • Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến da khô là di truyền. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Một nguyên nhân khác là do tiếp xúc nhiều với môi trường khắc nghiệt như thời tiết lạnh cóng hoặc nóng ẩm. Nó khiến da xỉn màu và khô khốc.
  • Sự kém hoạt động của các tuyến bã nhờn cũng khiến da bị khô.
  • Các bệnh về da như vẩy nến, chàm và viêm da cũng dẫn đến tình trạng da khô.
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng làm da khô vì da không được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu.
  • Các bệnh như tiểu đường cũng khiến da khô.
su khac nhau giua da kho va da bi thieu nuoc
2. Da bị mất nước
Mặt khác, da bị mất nước vẫn có dầu nhưng lại không đủ lượng nước. Bề mặt da trông nhờn bóng vì các tuyến dầu tiết nhiều bã nhờn để bù đắp lượng nước bị mất. Đó là quá trình giữ ẩm cho da khi da thiếu nước. Kết quả của sự mất nước là da bị gò bó, xỉn màu và thiếu độ đàn hồi. Nó cũng có thể khiến da bị lão hóa sớm, nổi mẩn đỏ, ngứa và không thoải mái. Lý do dẫn đến da bị mất nước là:
  • Không uống đủ nước
  • Quá trình lão hóa
  • Khí hậu khô hanh
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
  • Tắm nước nóng bằng vòi sen hoặc tắm bồn quá lâu
  • Tẩy tế bào chết quá nhiều khiến da mất đi những dưỡng chất cần thiết.
su khac nhau giua da kho va da bi thieu nuoc
Như bạn đã thấy, đó là những nguyên nhân khác nhau gây ra da khô và da mất nước. Vì thế, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
Điều trị cho da khô:
Da khô cần nhiều lượng dầu cũng như dưỡng ẩm để giữ chúng đủ nước. Bên cạnh đó, người có da khô cũng có thể dùng các phương pháp tự nhiên sau đây:
  • Dùng dầu lô hội thoa lên vùng da khô để giữ ẩm và làm mềm da.
  • Xoa bóp da bằng dầu dừa hoặc dầu dành riêng cho em bé.
  • Áp dụng kem dưỡng ẩm không gây nhờn vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Trộn vài giọt nước hoa hồng và chanh vào sữa chua và thoa hỗn hợp ấy lên vùng da bị lột hoặc nứt nẻ vào buổi tối.
  • Mỗi tuần, bạn nên đắp mặt nạ chuối xay nhuyễn và giữ trong 15 phút, sau đó rửa sạch. Da sẽ bớt khô và trẻ trung hẳn ra.
su khac nhau giua da kho va da bi thieu nuoc
Điều trị cho da bị mất nước:
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Dùng dung dịch glycerin thoa lên vùng da bị mất nước.
  • Đắp mặt nạ giữ ẩm cho da.
  • Pha vài giọt tinh dầu lúa mì vào sữa rửa mặt và áp dụng mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
  • Dùng đường viên thoa lên vùng da ẩm ướt và chà xát nhẹ nhàng để tẩy đi lớp da bị bong tróc.
  • Bạn cũng có thể trộn mật ong và sữa rồi thoa lên mặt để làn da mềm và dẻo dai. Người có da bị mất nước cũng nên tránh uống trà, cà phê, thức uống có cồn hoặc thuốc lá.
su khac nhau giua da kho va da bi thieu nuoc
LỜI KẾT
Như vậy, các bạn đã phân biệt được da khô và da bị mất nước rồi phải không nào? Hãy cùng điều trị từng loại da bằng các phương pháp hợp lý bạn nhé! Chúc bạn thành công!